Từ lâu, trí tuệ nhân tạo đã đạt được khả năng nhận biết các vật thể. Nhưng có lẽ giới khoa học chưa bao giờ thỏa mãn với các thành quả đã được tạo ra. Các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào việc cải thiện trí tuệ nhân tạo, nâng cao các khả năng của chúng. Thuật toán cho phép AI phát hiện gương mặt người thật và người ảo do Deepfake tạo ra bằng cách kết hợp sử dụng công nghệ máy học đã ra đời. Điều này khiến các tín đồ công nghệ vô cùng thích thú.
Chưa dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu còn muốn trí tuệ nhân tạo càng gần hơn với con người. Khi phát triển thuật toán cho phép AI nắm bắt phần nào cảm xúc con người thông qua việc đọc hiểu các tác phẩm nghệ thuật. Thí nghiệm để trí tuệ nhân tạo cảm nhận danh họa đã khiến bao người sửng sốt với kết quả dường như là không tưởng.
Mục lục
Trí tuệ nhân tạo đã làm thế nào phân biệt giữa Deepfake và người thật?
Phương pháp mới phát hiện Deepfake
Các nhà khoa học máy tính từ Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phát hiện Deepfake. Chỉ bằng cách phân tích ánh sáng phản chiếu trong đôi mắt. Thử nghiệm trên ảnh chân dung, công cụ này hiệu quả đến 94%. Khi nhận diện Deepfake.
Theo The Next Web, hệ thống AI giúp vạch trần Deepfake bằng cách phân tích giác mạc. Vốn có bề mặt giống như gương phản chiếu hình ảnh. Mỗi khi có ánh sáng chiếu vào. Đối với ảnh chụp chân dung người thật, những đốm sáng phản chiếu trong hai mắt sẽ giống nhau. Nhưng cặp mắt trong ảnh do Deepfake tạo ra thường thiếu nhất quán. Mỗi bên mắt phản chiếu đốm sáng khác nhau. Hoặc vị trí phản xạ không khớp.
Phân tích ánh sáng phản chiếu trên mắt là mấu chốt của phương pháp này
AI tìm kiếm những điểm khác biệt bằng cách lập bản đồ gương mặt, phân tích ánh sáng phản chiếu trong mỗi nhãn cầu. Hệ thống tạo ra những điểm ảnh như một thước đo độ tương đồng. Điểm ảnh càng nhỏ thì càng có khả năng gương mặt đó là Deepfake.
Tuy nhiên, hạn chế của hệ thống là chỉ dựa vào nguồn ánh sáng phản xạ ở hai mắt. Nếu một trong hai mắt bị che mất trên ảnh thì xem như không thể áp dụng phương pháp này. Mặt khác, có thể thực hiện xử lý hậu kỳ để cặp mắt trong ảnh Deepfake trở nên chân thật hơn.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khắc phục những nhược điểm. Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống AI nhận diện Deepfake. Hiện tại, hệ thống mới chỉ nhận diện một số hình ảnh tương đối đơn giản. Chưa thể phát hiện những Deepfake tinh vi nhất.
Trên thế giới, Deepfake đang bị sử dụng vào những mục đích bất chính. Như lan truyền tin giả hay ghép mặt người nổi tiếng vào phim khiêu dâm.
Các nhà nghiên cứu đang phát triển thuật toán cảm xúc cho AI
Ý tưởng vượt xa tưởng tượng
Làm việc với các cộng tác viên ở Pháp và Ả Rập Xê Út, Panos Achlioptas – ứng viên tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford (Mỹ) cho biết. “Khả năng này sẽ là chìa khóa khiến cho trí tuệ nhân tạo không chỉ thông minh hơn. Mà còn đậm chất con người hơn”.
Để đạt được mục tiêu, Achlioptas và đồng nghiệp phát triển một tập dữ liệu gọi là ArtEmis. Gồm 81.000 bức tranh trên WikiArt; và 440.000 phản hồi ghi lại cảm nhận của hơn 6.500 người khi ngắm các tác phẩm nghệ thuật. Dùng những phản hồi này, Giáo sư Leonidas Guibas – người đứng đầu nhóm của Achlioptas dạy máy tính cách đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật thị giác. Và cách lột tả cảm xúc bằng ngôn từ. Giờ đây ArtEmis có thể đưa ra cảm nhận cho tất cả thể loại tranh. Từ chân dung, tĩnh vật đến trừu tượng.
Guibas – giảng viên của phòng thí nghiệp AI và Viện AI Stanford cho biết công trình ArtEmis là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực thị giác máy tính. Guibas chia sẻ: “Thị giác máy tính truyền thống chỉ đọc nội dung theo nghĩa đen. Như có ba con chó, hay có một người đang uống cà phê trong hình. Thay vào đó, chúng ta cần máy tính mô tả nội dung cảm xúc của bức ảnh”.
AI đọc cảm xúc trong bức tranh của Rembrandt
Thuật toán máy tính phân loại tranh của nghệ sĩ thành 8 loại cảm xúc như kinh ngạc, thích thú, sợ hãi, buồn bã… Rồi giải thích vì sao bức tranh gợi lên cảm xúc như vậy. Achlioptas chia sẻ: “Chúng ta có thể cho máy tính xem một bức ảnh nó chưa bao giờ thấy. Rồi nó sẽ nói xem con người sẽ cảm thấy như thế nào khi nhìn bức này”.
Khi ngắm bức Bầu trời sao của van Gogh, AI cảm thấy “kinh ngạc” và nêu cảm nhận: “Màu xanh và màu trắng trong tranh khiến tôi cảm thấy như đang nhìn một giấc mơ”. Trong khi bức Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của Vermeer lại gợi cho AI cảm giác hài lòng, thỏa mãn vì cô gái trong tranh ăn mặc đẹp và có đôi mắt rất sinh động.
Thuật toán còn có khả năng giải mã những cảm xúc khác nhau trong cùng một bức tranh. Ví dụ trong bức tranh nổi tiếng của Rembrandt, AI nhận thấy nỗi đau trên gương mặt thánh John, nhưng đồng thời cũng đọc ra sự mãn nguyện trên gương mặt của Salome – người gián tiếp gây ra cái chết của thánh John.
Trí tuệ nhân tạo biết cảm thụ nghệ thuật
ArtEmis đủ tinh vi để nhận biết ý đồ nghệ thuật của họa sĩ có thể thay đổi tùy vào bối cảnh của bức tranh. Mặt khác, công cụ cũng nhận thức được tính chủ quan trong cảm nhận nghệ thuật. Achlioptas cho biết: “Không phải ai cũng cảm nhận nghệ thuật giống nhau. Tôi vui khi nhìn thấy Mona Lisa nhưng Giáo sư Guibas lại thấy buồn. ArtEmis có thể phân biệt những khác biệt này”.
Trong tương lai gần, các nhà nghiên cứu mong ArtEmis có thể trở thành công cụ giúp nghệ sĩ tự đánh giá tác phẩm. Theo Achlioptas, AI có thể hướng dẫn và truyền cảm hứng để nghệ sĩ “lèo lái” tác phẩm như mong muốn. Trong quá trình nghiên cứu và cải tiến ArtEmis, anh cũng dự đoán các thuật toán trí tuệ cảm xúc sẽ góp phần nâng cấp hoạt động của các chatbot và AI đàm thoại.
Achlioptas nói thêm: “ArtEmis đưa những dữ liệu học tập từ tâm lý con người vào trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn trải nghiệm của con người với AI được cải thiện và trở nên thân mật hơn”.