Tăng trợ cấp cho đối tượng người cao tuổi không có lương hưu từ 1/7/2021

Tăng mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu

Nhà nước và xã hội và gia đình luôn phát huy vai trò của mình trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, hội người cao tuổi Việt Nam. Cụ thể, Nhà nước đã ban hành nhiều những chính sách đối với người cao tuổi. Ví dụ như: hằng năm bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc cũng như phát huy vai trò người cao tuổi; chế độ bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi; trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội luôn lồng ghép các chính sách dành cho người cao tuổi; Ngành y học phát triển ngành lão khoa nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nguồn nhân lực cho việc chăm sóc người cao tuổi…..

Lương hưu được xem là sự đảm bảo về mặt tài chính cho người cao tuổi khi bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Vậy nếu người cao tuổi không thuộc đối tượng nhận lương hưu thì như thế nào? Nhà nước cũng không hề bỏ qua đối tượng nay. Theo đó, họ cũng được hưởng trợ cấp xã hội. Và mới đây cũng có sự điều chỉnh về mức trợ cấp này.

Trước đó, Chính phủ đã ban Hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Đây là Nghị định quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó bao gồm các mức trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Mức tăng chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi không có lương hưu

Mức trợ cấp tăng từ 270.000 đồng/tháng hiện nay lên 360.000 đồng/tháng

Cụ thể tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội. Cụ thể từ 270.000 đồng/tháng hiện nay lên 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số.

Đối tượng thuộc bảo trợ xã hội và mức trợ cấp cụ thể

Các đối tượng người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được trợ cấp xã hội hàng tháng và mức hưởng cụ thể theo từng nhóm điều kiện sau:

-Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; từ 60 – 80 tuổi được hệ số 1,5, tương đương 540.000.đồng/tháng.

– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người thân phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; đủ 80 tuổi trở lên được hưởng hệ số 2,0, tương đương 720.000 đồng/tháng.

– Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; không thuộc các trường hợp (1) và (2); sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng hệ số 1,0 tương đương 360.000 đồng/tháng.

– Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; không thuộc trường hợp (1) và (2); không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng được hưởng hệ số 1,0, tương đương 360.000 đồng/tháng.

– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; không có điều kiện sống ở cộng đồng; đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng được hưởng hệ số 3,0, tương đương 1.080.000 đồng/tháng.

Các đối tượng và mức trợ cấp cụ thể

Tổng kết

Như vậy, từ ngày 1/7/2021, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội là 360.000 đồng/tháng. Con số này tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Còn một số nhóm đặc thù sẽ căn cứ theo hướng dẫn về tiêu chí nêu trên. Sau đó nhân với hệ số để ra số tiền trợ cấp xã hội được hưởng.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *