Hội thảo với chủ đề “Lưu trữ, bảo quản, số hóa, phục chế phim trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thuộc khuôn khổ hội nghị lần thứ 25 Hiệp hội các Viện Lưu trữ Nghe nhìn Đông Nam Á – Thái Bình Dương (SEAPAVAA) tại Việt Nam do Viện Phim Việt Nam tổ chức đã diễn ra vào ngày 22/6, tại Hà Nội. Mục đích chính nhằm nâng cao nhận thức về công tác lưu trữ, bảo quản, số hóa, phục chế phim. Cũng như đánh giá thực trạng công tác bảo quản, lưu trữ số hóa và phục chế phim của ngành điện ảnh Việt Nam.
Từ đó có được định hướng và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác lưu trữ, bảo quản, số hóa, phục chế phim hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị của tư liệu hình ảnh động.
Mục lục
Phía Viện Phim Việt Nam nói gì về điện ảnh thời đại số?
Theo ông Nguyễn Xuân Dư, Phó viện trưởng Viện Phim Việt Nam; hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu rộng, toàn diện tới tất cả các lĩnh vực xã hội. Trong đó có điện ảnh nói chung cũng như công tác lưu trữ, bảo quản, số hóa, phục chế phim nói riêng. Tại Việt Nam, trong khi các lĩnh vực sản xuất, phát hành; chiếu bóng của ngành điện ảnh đều đã chuyển đổi sang kỹ thuật số. Thì các đơn vị lưu trữ phim mới đang ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình số hóa; phục chế tư liệu.
Nhìn nhận về khó khăn trong hoạt động lưu trữ, bảo quản phim ở Viện Phim Việt Nam. Bà Đinh Thị Thúy Chinh, Phó trưởng phòng Bảo quản (Viện Phim Việt Nam) cho hay. Một trong những vấn đề là trang thiết bị, máy móc dùng cho tu sửa; phục hồi phim nhựa còn bị hạn chế. Bên cạnh đó, nhân lực làm công việc phục chế với phim nhựa phải có tay nghề tốt. Phải được đào tạo thường xuyên qua các trường dạy nghề, lớp chuyên ngành.
Lối đi nào cho ngành điện ảnh Việt Nam?
Trong thời kỳ thay đổi về công nghệ như hiện nay; công tác lưu trữ, bảo quản phim sẽ phức tạp và khó khăn hơn trước rất nhiều. Vì vừa phải tiếp thu công nghệ mới phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật. Vừa phải tiếp tục duy trì việc bảo quản phim nhựa truyền thống. Trong bối cảnh đó, mỗi đơn vị lưu trữ phim sẽ có những cách tiếp cận khác nhau. Cũng như có những định hướng phát triển, xây dựng kế hoạch riêng biệt. Phù hợp với thực trạng của mình.
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Những trao đổi trực tiếp từ các đại biểu tham dự. Xoay quanh hoạt động lưu trữ, bảo quản phim ở Việt Nam. Ý nghĩa của hoạt động bảo tồn di sản điện ảnh Việt Nam thông qua việc phục chế và số hoá 4K, phim 35mm chọn lọc. Thông qua hợp tác xã hội hoá; thực trạng hoạt động lưu trữ, bảo quản, số hoá phim tại một số đơn vị. Như Điện ảnh – Truyền hình Biên phòng; Điện ảnh Quân đội Nhân dân. Hay tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương…
Một số tham luận đề cập đến xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực điện ảnh. Trong công tác lưu trữ, bảo quản và số hoá phim. Xu thế áp dụng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tu sửa; phục hồi phim điện ảnh lưu trữ…
Các đạo diễn chia sẻ trong hội thảo
‘Việt Nam đang sở hữu và mỗi ngày được làm dày dặn thêm khối lượng di sản điện ảnh khổng lồ. Nhưng cùng với đó, sự ‘lão hóa’ của những cuốn phim vật lý là không thể chống lại’. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ tại buổi hội thảo.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (Ơ kìa Hà Nội film production) đã nhắc đến bộ phim Thị trấn Gilsotteum của đạo diễn Im Kwon-taek. Được sản xuất vào năm 1986. Nhưng suốt thời gian dài sau đó, bộ phim có ý nghĩa với lịch sử điện ảnh Hàn Quốc này đã không đến được với công chúng. Mãi cho đến năm 2017, khi phim được phục chế từ phim âm bản 35 mm sang bản kỹ thuật số. Công việc phục chế bộ phim là dự án của Kho lưu trữ phim Hàn Quốc (Korean film archive).
Trong khi đó, đạo diễn Thái Thúc Hoàng Điệp đã tự hoàn thành công việc phục chế bộ phim Tuổi dại. Sản xuất vào năm 1974 từ phim 35 mm gốc sang bản kỹ thuật số bằng số tiền ít ỏi của ông. Nhờ sự bền bỉ của đạo diễn, sau nhiều năm nằm im trong kho lưu trữ tại Hồng Kông; năm 2021, bộ phim với những câu chuyện tình của giới trẻ Sài Gòn đã đến được với khán giả. Qua kênh YouTube.
Quan điểm “Điện ảnh là di sản văn hóa”
Nhiều ý kiến trong hội thảo đều đồng quan điểm. Phim/điện ảnh là di sản văn hóa cần được bảo tồn. “Phim nhựa 35 mm chính là định dạng rực rỡ nhất. Nhưng cũng mong manh nhất”. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nói và cho rằng. “Phim đang “chết” đi và “chết” nhanh hơn chúng ta tưởng”. Theo chị, một cái chết vật lý của những cuốn phim chắc chắn sẽ kéo theo những cái chết. Cũng là sự biến mất của tinh thần và trí tuệ con người.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhìn nhận Viện Phim Việt Nam từ lâu đã làm công việc bảo tồn di sản điện ảnh hay phục chế phim. Tuy nhiên, công việc này không phải là “đường đua cự ly ngắn” nên cần có sự tiếp sức của những đơn vị khác. Hiện tại, Ơ kìa Hà Nội film production đang xây dựng dự án Bảo tồn di sản điện ảnh thông qua phục chế và số hóa 4k từ phim 35 mm bản gốc.
Theo dự án này, Viện Phim Việt Nam là nơi phối hợp cung cấp bản phim, chuyên gia, cung cấp thiết bị, xây dựng quy trình, tham gia hoàn thiện bản phim số hóa, thực hiện lưu trữ. Còn Ơ kìa Hà Nội film production là đơn vị đánh giá, lập danh sách phim, mời chuyên gia cho các công đoạn scan phim, phục chế, số hóa, tổ chức phát hành bao gồm chiếu cho công chúng trong nước và tham gia các liên hoan phim quốc tế.