Thị trường mới nổi châu Á phản ứng ra sao khi FED tăng lãi suất?

Thị trường mới nổi châu Á

Thương mại cũng mang lại cho châu Á một “cú hích” khác trong đại dịch COVID-19, khi xuất khẩu của khu vực này phục hồi khá nhanh. Trong năm thứ hai của đại dịch COVID-19, những lo ngại quen thuộc về lạm phát, khả năng rút vốn hoặc nợ công đang bắt đầu bủa vây các nền kinh tế đang phát triển. Nhưng ở châu Á, các nhà hoạch định chính sách không quá bận tâm về những gì được cho là vấn đề điển hình của các thị trường mới nổi này, khi nền kinh tế của họ dường như đang ngày càng phục hồi. Châu Á hiện có dự trữ ngoại hối cao, hệ thống tài chính mạnh và vị thế công xưởng của thế giới không thể thay đổi.

Thị trường chứng khoán ở khu vực này cũng như ở các nước phát triển, đã phục hồi trong suốt thời gian đại dịch, trong khi thị trường chứng khoán của các khu vực mới nổi khác lại chững lại. Thế nhưng với những thay đổi của FED cũng dự đoán sẽ tác động không nhỏ đến thị trương chứng khoán mới nổi Châu Á. Chi tiết về những tác động này được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây!

Thị trường mới nổi châu Á ‘chảy máu vốn’

Thị trường mới nổi châu Á ‘chảy máu vốn’

Thị trường chứng khoán mới nổi châu Á ‘chảy máu vốn’ khi Fed phát tín hiệu tăng lãi suất Nhà đầu tư quốc tế bán ròng 500 triệu USD cổ phiếu và trái phiếu tại các thị trường mới nổi châu Á trong tháng 5, theo số liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF). Đây là lần đầu tiên tình trạng bán ròng xảy ra kể từ tháng 12/2020. Khi không tính Trung Quốc – nền kinh tế phục hồi nhanh chóng từ khủng hoảng Covid-19, con số trên là 10,8 tỷ USD.

TTCK Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc bị rút vốn ròng trong tháng 5

Chênh lệch lãi suất có thể ảnh hưởng lớn hơn đến diễn biến dòng vốn, với Fed ngày 16/6 ám chỉ có thể tăng lãi suất lần đầu tiên hậu đại dịch trong năm 2023. Các thị trường chứng khoán Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc đều bị rút vốn ròng trong tháng 5. Chỉ số KLCI của Malaysia và PSE Composite của Philippines đang thấp hơn so với cuối năm ngoái. Một phần nguyên nhân là triển vọng tăng trưởng kinh tế ảm đạm. Tại Malaysia, giai đoạn phong tỏa ứng phó Covid-19 được kéo dài đến hết tháng 6. Hầu hết doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Thái Lan cũng hạn chế giờ mở cửa với nhà hàng, đón du khách nước ngoài; dù thủ tướng nước này đặt mục tiêu tái mở cửa kinh tế “trong vòng 120 ngày”. Tháng 5, chính phủ Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay còn 1,5 – 2,5%; từ mức 2,5 – 3,5% trước đó.

Thách thức của ngân hàng trung ương các thị trường mới nổi

Thách thức của ngân hàng trung ương các thị trường mới nổi

Nhà đầu tư còn xem xét triển vọng chính sách tiền tệ. Việc Fed có thể thông báo bắt đầu giảm quy mô mua tài sản hàng tháng vào cuối năm nay góp phần thúc đẩy thêm dòng vốn rời các nền kinh tế mới nổi châu Á, nơi lãi suất tương đối thấp. Nội tệ những quốc gia đó có thể tiếp tục mất giá. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trung ương châu Á hành động tinh tế hơn. Họ muốn nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế. Nhưng cũng phải kiểm soát nguy cơ “chảy máu vốn”.

Thách thức quan trọng nhất đối với ngân hàng trung ương các thị trường mới nổi là duy trì uy tín khi đối mặt lo ngại lạm phát, không để bị tụt lại so với ngân hàng trung ương các thị trường phát triển và “không bị bất ngờ trước một giai đoạn thắt chặt”, Johnathan Fortun, kinh tế gia IIF, nói.

Cần chú ý đến ảnh hưởng từ việc USD tăng giá

Tháng 5, Ravi Menon, giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), cảnh báo các thị trường mới nổi cần đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng từ việc USD tăng giá. “Nghiên cứu của MAS gần đây cho thấy USD tăng giá 1% thì dòng vốn ròng rời đi; tương đương khoảng 0,3% GDP thị trường mới nổi trong quý kế tiếp”, theo Menon. Các đồng tiền mới nổi lớn ở châu Á như rupiah hay baht đều đã mất; giá so với USD kể từ đầu năm. Diễn biến này đặc biệt dễ thấy bởi dòng vốn đang tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi ngoài châu Á.

Giá tiêu dùng tăng dần trở thành mối lo ngại mới. Tại Philippines, lạm phát năm nay vượt 4%, cao hơn mục tiêu của Manila. Với Malaysia, lạm phát tháng 4 đứng ở 4,7%; do giá nhiên liệu tăng vọt và khả năng còn tăng nữa trong tháng 5. Teppei Ino, nhà phân tích thị trường toàn cầu cấp cao tại Mitsubishi UFJ Financial Group. Lưu ý Indonesia ghi nhận rupiah mất giá sau khi hạ lãi suất hồi tháng 2. “Các ngân hàng trung ương châu Á ngày càng khó cắt giảm lãi suất hơn nữa”, Ino nói.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *