Ngành logistics là một trong những ngành dịch vụ trọng yếu, có giá trị gia tăng cao. Đây còn là nền tảng cho thương mại hàng hóa. Cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mặt khác, công nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang bùng nổ. Ngành logistics đang có rất nhiều cơ hội bứt phá để đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế nếu sớm đẩy nhanh chuyển đổi số. Dưới đây là thực trạng ngành logistics Việt Nam và các thảo luận về việc thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
Mục lục
Tính cấp thiết về chuyển đổi số trong ngành logistics
Theo số liệu của VLA, hiện nay, các DN logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logisitics khác nhau. Trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng; chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. 50%-60% DN đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau. Tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng DN.
Trước tình trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của nền kinh tế số. Cùng với thương mại điện tử ngày càng nhanh mạnh. Đặc biệt trước áp lực của dịch Covid-19, các DN logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh chuyển đổi số; và ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh. hằm tăng cường hiệu quả kinh tế. Cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Hoạt động này được thúc đẩy và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn khi làn sóng Covid-19 xuất hiện.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam
Ngành logistics trong nước đã có những bước tiến nhất định trong tiến trình chuyển đổi số. Khi 50% – 60% DN ở hầu hết các dịch vụ đang ứng dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Tùy theo quy mô và tính chất của từng dịch vụ để “sáp nhập” vào nền kinh tế số.
Hiện nay, một số DN lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics. Giảm đáng kể chi phí liên quan. Chẳng hạn, cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn; ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics tại Công ty T&M Forwarding…
Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các DN dịchvụ logistics Việt Nam nói chung, vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Với các công ty trong nước, chỉ có những DN lớn như: Công ty Tân Cảng; Gemadept, Vinafco, U&I, TBS, Transimex, Sotrans… Mới có đủ nguồn lực để phát triển các ứng dụng quản lý kho hàng. Đạt mức đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao hàng; quản lý hàng tồn; kế toán tài chính.
Hội thảo “Phát triển thị trường logistics cho doanh nghiệp”
Nhằm tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ logistics thành một ngành đem lại giá trị gia tăng cao. Hội thảo đã được tổ chức và có sự tham gia của các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực.
Nhiều doanh nghiệp tham dự hội thảo cho hay năm 2020 được đánh giá là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng. Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.
Ông Đỗ Huy Bình – Tổng giám đốc Smartlog cho hay hiện nay hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài những nỗ lực chuyển đổi số trong bản thân mỗi doanh nghiệp. Thì cũng nên cùng nhau bắt tay hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.
Các chia sẻ từ chuyên gia trong ngành
“Để cùng nhau phát triển thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai, chúng ta nên hợp tác, bắt tay cùng nhau làm việc. Bởi muốn đi thật xa không thể đi một mình, mà phải đi cùng nhau”, ông Bình nhấn mạnh.
Đáng lo ngại, ông Đỗ Huy Bình cho hay ngành logistics Việt Nam đang được các tập đoàn lớn trên thế giới quan tâm. “Tôi được biết nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài chỉ cần doanh nghiệp logistics Việt Nam có tài sản, đội xe thì sẽ mua ngay. Đó là những doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc… Họ mua doanh nghiệp của chúng ta để hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi dịch vụ của chính họ.
Trước thực tế trên, đại diện của Smartlog cho rằng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần sẵn sàng để thay đổi. Ứng dụng công nghệ vào hệ thống hoạt động của mình. “Đâu đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn dựa vào lợi thế cạnh tranh là tài sản và mối quan hệ. Tuy nhiên, để tăng trưởng và phát triển lâu dài thì đây không phải lợi thế”.
Ngoài ra, bài toán nhân lực logistics giỏi cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. “Việt Nam chúng ta cần những “chiến binh” xuất sắc, am hiểu nghiệp vụ, thạo quy trình” Ông Bình chia sẻ.