Ở Việt Nam hiện nay, chính sách về bảo hiểm xã hội đang ngày càng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế. Cụ thể là đi theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trên tinh thần đó, trong dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi được lấy ý kiến rộng rãi. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có đủ điều kiện và khả năng nhưng chưa được quy định trong luật. Bao gồm: người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; chủ hộ kinh doanh cá thể hay đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.
Sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung Luật bảo hiểm xã hội 2014
Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), hiện mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH. Mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Đi theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW. Đây là một thách thức rất lớn. Nếu không có những giải pháp căn bản về cả chính sách và công tác tổ chức thực hiện chính sách sẽ rất khó khăn.
Đánh giá tác động của Luật BHXH 2014, cơ quan này cho biết, BHXH bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia như chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.
Số lượng lớn đối tượng chưa được tham gia BHXH bắt buộc
Theo thống kê, cả nước có hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Số lượng gấp 8 lần số doanh nghiệp. Theo số liệu cơ quan thuế quản lý thì cả nước có hơn 1,7 triệu lượt hộ nộp thuế. Tuy nhiên hiện nay nhóm này chưa thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Chỉ có rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể hiện đang tham gia BHXH tự nguyện.
Cả nước cũng có khoảng 23.000 hợp tác xã hoạt động. Thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Trong đó có 1,2 triệu người lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan BHXH thì hiện nay mới có gần 7.000 hợp tác xã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc. Tương đương khoảng 41.000 người lao động.
Qua khảo sát tại một số địa phương, nhiều người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Họ đều có nguyện vọng tham gia BHXH bắt buộc.
Cần bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đạt được mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW về diện bao phủ đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi theo hướng bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Cụ thể, bổ sung tham gia BHXH bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng. Bao gồm: chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Đồng thời, quy định cụ thể việc tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian.
Dự thảo cũng điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần. Điều chỉnh theo hướng có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp. Trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hợp pháp. Hay trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo mà có nhu cầu nhận một lần. Hoặc quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động mà nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng thấp hơn.
Theo đó, dự thảo sửa đổi Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Sẽ thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023. Thời gian Luật có hiệu lực dự kiến từ ngày 1/1/2024.