Người lao động phi chính thức cần có chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Người lao động phi chính thức cần có chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Những thiệt thòi mà người lao động phi chính thức đang phải gánh chịu không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Lao động (LĐ) phi chính thức hiện nay không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Do đó, đây là lực lượng dễ bị tổn thương nhất. Bởi lẽ thời gian làm việc nhiều nhưng lương lại rất thấp đồng thời lại không thể nhận được những chính sách như người lao động chính thức… Điều này đòi hỏi cần có được ưu tiên rà soát, sửa đổi, bổ sung những chính sách liên quan nhằm đảm bảo công bằng.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 33 triệu lao động chiếm khoảng 60% là lao động phi chính thức đang làm việc mà không được tham gia BHXH… Hơn nữa, đây cũng là nhóm đối tượng có khả năng gặp rủi ro khá cao trong công việc. Ví dụ như tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Song,  để nhóm đối tượng này được tham gia BH TNLĐ lại là một vấn đề “mới và khó”. Hơn nữa, nếu hỗ trợ từ ngân sách cũng sẽ là khoản chi phí tương đối lớn…

Người lao động khu kinh tế phi chính thức không có bảo hiểm tai nạn lao động

ả nước hiện cCó khoảng 60% lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 60% lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, tương đương 34 triệu người.

Số lao động này tự kiếm việc làm. Cũng không có hợp đồng và không tham gia bảo hiểm xã hội. Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra do mất an toàn lao động trong khu vực này. Hậu quả,  làm khoảng 1.400 người chết/năm.

Tuy nhiên, khi trao đổi về vấn đề này, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thừa nhận, bảo hiểm tai nạn lao động cho khoảng 60% tương đương 34 triệu người ở khu vực kinh tế phi chính thức hiện nay là vấn đề rất mới và khó. Kinh nghiệm các nước trên thế giới hầu như chưa có nước nào thực hiện được.

Theo ông Thắng, ở khu vực có quan hệ lao động, Bộ luật Lao động cũng như các quy định hiện hành, Luật An toàn vệ sinh lao động đều nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tổ chức các điều kiện về đảm bảo an toàn cho người lao động. Song với khu vực kinh tế phi chính thức, do không có hợp đồng. NLĐ tự tạo việc làm nên vấn đề xác định ai chịu trách nhiệm, ai trang bị an toàn lao động là không hề đơn giản.

Đưa ra dự thảo để giải quyết thực trạng

“Vì là vấn đề mới và khó nên trong luật hiện hành chỉ quy định trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người lao động, hay nhà sản xuất khi đưa những thiết bị công nghệ mới vào thì phải có trách nhiệm hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho người lao động. Trước mắt, chúng tôi từng bước một khuyến khích người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động”. Ông Thắng lý giải.

Từ những thực tế trên, ông Thắng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng dự thảo nghị định quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Dự thảo đã trình Chính phủ xem xét vào năm 2017.

Mức hỗ trợ trong dự thảo

Đưa ra dự thảo để giải quyết thực trạng

Nhà nước đưa ra 2 phương án về mức hỗ trợ đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

Phương án 1: Hỗ trợ là 30% mức đóng đối với hộ nghèo. 25% mức đóng đối với hộ cận nghèo. 10% mức đóng đối với đối tượng khác. Dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 37-250 tỉ đồng/năm.

Phương án 2: Tham cứu mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế hiện hành, đề xuất Nhà nước hỗ trợ là 80% mức đóng đối với hộ nghèo. 70% mức đóng đối với hộ cận nghèo. 30% mức đóng đối với đối tượng khác. Dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 100-700 tỉ đồng/năm.

Phương án 1 tương tự như BHXH tự nguyện về hưu trí, tử tuất. Sẽ không tạo áp lực lớn cho ngân sách nhà nước so với phương án 2. Đây cũng là lựa chọn tối ưu hơn cho ngân sách hiện nay. Tuy nhiên, phương án này sẽ làm giảm đáng kể mức hấp dẫn đối với chính sách này. Đặc biệt đối với nhóm lao động thu nhập thấp, không ổn định.

Một số vướng mắc trong dự thảo

Tuy nhiên, do còn 2 vướng mắc lớn khiến nghị định đến nay chưa thể ban hành. Hai vướng mắc lớn, một là nếu ngân sách Nhà nước hỗ trợ sẽ là khoản chi phí tương đối lớn. Hai là vướng mắc trong điều tra tai nạn lao động để quyết định việc bồi thường.

Trước hết là Nhà nước cần có hỗ trợ cho nhóm lao động phi chính thức để tham gia vào bảo hiểm này. Song đây là khoản ngân sách tương đối lớn. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua ngân sách Nhà nước cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó còn vướng mắc trong điều tra tai nạn lao động để quyết định việc bồi thường.

Theo ông Thắng, nếu như trong khu vực có quan hệ lao động, tai nạn lao động nhẹ chiếm số đông từ 80 – 90% đều do doanh nghiệp chịu trách nhiệm điều tra. Nhưng ở khu vực phi chính thưc đây là vấn đề rất khó.

“Do còn những vướng mắc lớn như vậy. Vì thế Chính phủ đã giao lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo nghị định này. Xây dựng bảo đảm tính khả thi và trình Chính phủ vào thời điểm thích hợp. Tới đây, chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ. Mục đích để có những ý kiến chính thức nhằm tháo gỡ các khó khăn trên”. Ông Thắng cho biết.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định để nhanh chóng được áp dụng vào thực tiễn

Tai nạn lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức

Việc tháo gỡ sẽ chú trọng xem xét đến mức độ được hỗ trợ cho những đối tượng tham gia là lao động phi chính thức. Từ đó có thể đảm bảo được quyền lợi tương tự như tham gia đóng bảo hiểm y tế.

Đối với vấn đề bổ sung lực lượng điều tra tai nạn lao động, theo ông Thắng hiện ban soạn thảo đang tính toán có thể tiếp tục giao cho cơ quan Thanh tra của các Sở LĐ-TB&XH. Tuy nhiên thanh tra ở các sở hiện nay cũng rất quá tải. Phương án khác là xin cơ chế xã hội hóa để các tổ chức xã hội điều tra. Sau đó thanh tra sở sẽ kiểm duyệt lại .

“Những vấn đề này sẽ cần có sự điều chỉnh, thay đổi bằng luật pháp. Chúng tôi sẽ có lộ trình báo cáo Chính phủ trong năm 2021. Sau đó tiếp tục hoàn thiện nghị định vào năm 2022 trình Chính phủ để có thể sớm ban hành. Khi có nghị định này, người lao động tham gia đóng bảo hiểm nếu gặp tai nạn lao động mới được bảo vệ tốt hơn”. Ông Thắng nhấn mạnh.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *