Trước đây, cổ phiếu của Apple là một thứ gì đó được nhiều người hướng tới. Tuy nhiên bởi sự ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều người đã có cái nhìn khác về loại cổ phiếu này. Cụ thể hơn thì Warren Bufett đã nghĩ rằng thời điểm này cổ phiếu của Apple không còn khả quan nữa. Chính vì thế mà ông đã lựa chọn bán nó. Số lượng cổ phiếu mà Warren Bufett bán ra trị giá 36 triệu cổ phiếu. Mục đích của ông là lo ngại tụt giá và lỗ vốn. Bởi vậy việc bán đi sẽ giúp ông có thể xoay sở và kiếm lời ở những nơi khác.
Thế nhưng, kết quả kinh doanh cuối năm ngoái đã cho thấy, Apple lại là một điểm sáng trong số những quyết định đầu tư của Berkshire trong năm 2020. Số cổ phiếu Apple mà tập đoàn đã đem lại cho doanh nghiệp này lợi nhuận 50 tỷ chỉ trong năm ngoái, chiếm phần lớn tổng giá trị danh mục cổ phiếu của Berkshire. Vào cuộc họp cổ đông năm 2021, vị Chủ tịch, CEO của Berkshire Hathawway đã thẳng thắn thừa nhận: việc bán cổ phiếu Apple trong năm 2020 có lẽ là một sai lầm.
Mục lục
Thừa nhận sai lầm
Nhà đầu tư huyền thoại không ngại nói lời xin lỗi với cổ đông. Khi ông thừa nhận rằng, việc bán cổ phiếu Apple trong năm 2020 “có lẽ là một sai lầm”. Warren Buffett không phải người thích né tránh những lỗi lầm. Bước sang tuổi 90, nhà đầu tư huyền thoại vẫn giữ thói quen thừa nhận những quyết định không đúng trong đầu tư trước các cổ đông.
Buffett thừa nhận, việc bán cổ phiếu Apple trong năm 2020 “có lẽ là một sai lầm”. Người bạn chí cốt của Buffett, Charlie Munger, Phó chủ tịch Berkshire Hathawway cũng đồng tình với nhận xét này. Trước đó, trong quý III/2020, Berkshire đã bán ra hơn 36 triệu cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone. Khi đó, số cổ phiếu này trị giá khoảng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, dù đã giảm đầu tư trong quý 3 nhưng Apple hiện vẫn là cổ phiếu lớn nhất trong danh mục đầu tư của Berkshire.
“Buffett và Charlie luôn cố gắng thừa nhận sai lầm và đối mặt với sai lầm của bản thân. Làm như thế, họ nhắc nhở chúng tôi rằng, hầu hết tiền của Berkshire đều được đầu tư tốt”. James Armstrong, Chủ tịch của Henry H. Armstrong Associates, một cổ đông của Berkshire cho biết.
Buffet từng giảm cổ phần ngân hàng và hàng không khi đại dịch bùng phát
Tại phiên họp hôm qua (1/5), một số cổ đông cũng đặt câu hỏi. Rằng tại sao Berkshire không nắm bắt cơ hội khi thị trường suy thoái từ cuối tháng 3 năm ngoái để mua thêm cổ phiếu với mức giá thấp. Khi đại dịch bùng phát cách đây một năm, Buffett đã bán toàn bộ cổ phần trong các hãng hàng không lớn.
Ông cũng giảm cổ phần tại một số ngân hàng. Và không thực hiện bất kỳ thương vụ mua lại quy mô lớn nào. Ngay cả khi thị trường giảm mạnh. Kể từ thời điểm thị trường chạm đáy, hàng không là một trong những ngành phục hồi mạnh nhất. Còn thị trường chung cũng liên tục lập kỷ lục.
Vẫn sẽ không tiếp tục đầu tư vào hàng không trong tương lai gần
Các cổ đông đặt câu hỏi rằng, liệu nhà đầu tư huyền thoại có hoạt động đủ tích cực trong thời điểm mà thị trường xuất hiện nhiều cơ hội hay không. “Tôi không coi thời gian vừa qua là một khoảnh khắc tuyệt vời trong lịch sử của Berkshire”. Buffett nói. Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã vượt qua kỳ vọng của ông. Nhưng đó là nhờ các biện pháp kích thích của chính phủ.
Trên quan điểm cá nhân, Munger giải thích thêm với các cổ đông rằng. Sẽ là tiêu chuẩn quá cao khi nghĩ rằng các nhà quản lý luôn có thể xác định thời điểm hoàn hảo khi thị trường chạm đáy. Để mà dựa theo đó đổ nhiều tiền vào thị trường.
Với những doanh nghiệp hàng không, “nhà tiên tri xứ Omaha” cho rằng. Những công ty này sẽ khó tiếp cận các khoản hỗ trợ từ chính phủ. Nếu như một tập đoàn lớn vẫn giữ vai trò cổ đông quan trọng. Trong trường hợp này là sự xuất hiện của Berkshire. Trong tương lai gần, Buffett khẳng định “sẽ không đầu tư vào các hãng hàng không” trước diễn biến phức tạp của đại dịch.
Quan điểm về những công cụ đầu tư đang nổi
Ngoài bình luận về những quyết định đầu tư. Buffett và Munger cũng chia sẻ quan điểm về những công cụ đầu tư đang nổi lên hiện nay. Ví dụ như các công ty mua lại với mục đích đặc biệt (Specified Purpose Acquisition Company – SPAC).
Chủ tịch và Phó chủ tịch của Berkshire cùng chung quan điểm rằng. SPAC, các nhà giao dịch trong ngày và quỹ đầu tư tư nhân đã thúc đẩy định giá ở cả các công ty tư nhân và đại chúng lên mức cao kỷ lục. Điều này khiến việc đầu tư giống như đánh bạc. “Đó là một sự thất bại về mặt đạo đức. Nó không chỉ là ngu ngốc mà còn đáng xấu hổ”. Munger nói về các SPAC.
Berkshire đã bị tổn hại bởi sự trỗi dậy của những công cụ đầu tư này. Vì đã gây khó khăn cho tập đoàn khi thực hiện các thương vụ đầu tư lớn. Buffett cho biết các công ty này đầu tư bằng cách sử dụng tiền của người khác và có giới hạn thời gian. Vì thế mà họ bất chấp để tìm được cơ hội. Khiến mức định giá tăng chóng mặt. “Thành thật mà nói, chúng tôi không cạnh tranh với điều đó. Nó sẽ không tiếp diễn mãi mãi”. Buffett nói về SPAC.